Kết quả tìm kiếm cho "phum sóc"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 314
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Với ý thức tự lực, tự cường, tập thể cán bộ và người dân ấp Tô Thuận (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp; diện mạo phum, sóc ngày càng cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.
Cử tri huyện Châu Thành phản ánh, vào mùa mưa, tình trạng nước từ khu liên hợp xử lý chất thải rắn tràn xuống mương nội đồng và chảy ra kênh HT5, bốc mùi và làm nguồn nước chuyển sang màu xanh đục, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân (tuyến này khoảng 20 hộ chưa có nước sạch để sử dụng). Đề nghị cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo sinh hoạt của người dân.
Ngày 15/12, UBND xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức hỗ trợ máy móc, nông cụ chuyển đồi nghề cho 61 hộ dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 4/12, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Ngọc dẫn đầu đoàn công tác đã tiến hành khảo sát xây dựng mô hình "Phum, sóc, ấp văn hóa, kiểu mẫu" trên địa bàn xã Núi Tô (huyện Tri Tôn).
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Ngày 29/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Tri Tôn tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Bí thư Huyện ủy Tri Tôn Cao Quang Liêm tham dự và phát biểu chúc mừng.
Dân số toàn tỉnh An Giang hơn 1,9 triệu người, trong đó 97.556 người của 28 dân tộc thiểu số, chiếm hơn 5% dân số. Các dân tộc thiểu số sống đan xen, đoàn kết, gắn bó với đồng bào Kinh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những năm qua, tỉnh tập trung chăm lo đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đó, động viên cộng đồng tích cực tham gia kiến thiết quê hương, vì một An Giang đoàn kết, phát triển!
Tối 27/11, Ban Dân tộc phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ thanh niên 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer năm 2024.
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nói chung, xã Núi Tô (huyện Tri Tôn) nói riêng, hòa thượng Chau Ty (Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Soài So) đã phát huy vai trò cầu nối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Là loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhạc ngũ âm cần được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương đang đào tạo đội ngũ kế thừa.
Chiều 16/11, tại chùa Sóc Rè (xã An Cư, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin TX. Tịnh Biên tổ chức bế giảng Lớp truyền dạy nhạc ngũ âm đồng bào Khmer.